Thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, việc vận động đối với những người này cần phải cẩn thận hơn, tránh trường hợp có tác dụng ngược. Sau đây là một số gợi ý về các môn thể thao cho người bị thoái hóa khớp gối và những lưu ý đi kèm.
Thoái hóa khớp gối làm cách nào để khắc phục?
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp rất phổ biến, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Đây là căn bệnh mãn tính nên đòi hỏi sự kiên trì ở người bệnh, bệnh khó có thể chữa lành trong một sớm một chiều mà cần phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị và kiểm soát bệnh trong thời gian dài.
Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cũng nên áp dụng phương pháp vận động và chơi các môn thể thao phù hợp, từ đó giúp khớp gối được đàn hồi, trở nên linh động hơn và duy trì trạng thái ổn định lâu dài.
Thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không?
Khớp gối là bộ phận đặc biệt phải chịu trọng lượng cơ thể dồn xuống nên rất dễ bị thoái hóa. Khi được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối tức là người bệnh đã có sự tổn thương ở lớp sụn bao bọc các đầu xương. Việc luyện tập một số bộ môn thể thao trong lúc bị bệnh khiến cho nhiều người cảm thấy đầu gối của họ bị đau nhiều hơn. Điều này đã dấy lên một mối e ngại rằng liệu thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, việc bị thoái hóa khớp gối không có nghĩa là người bệnh sẽ phải từ bỏ tập luyện thể thao và những hoạt động ngoài trời khác. Họ vẫn có thể tham gia nhưng quan trọng là phải chọn môn thể thao phù hợp, tập với thời gian và cường độ hợp lý để không ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý. Nếu luyện tập khoa học sẽ giúp làm giảm đau nhức, chống lại hiện tượng co cứng đầu gối và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là bạn nên dừng việc tập luyện quá nhiều trong lúc bệnh đang tiến triển, sưng đau. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối vài ngày, sau đó mới tập luyện đi lại nhẹ nhàng để giúp giảm tình trạng cứng khớp. Chúng ta chỉ nên chơi thể thao lại khi bệnh tình đã được khống chế, các triệu chứng của bệnh đã chấm dứt hoàn toàn.
Lợi ích của vận động với người thoái hóa khớp gối
Thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Đối với người bị thoái hóa khớp cũng vậy, bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tập thể dục hoặc chơi thể thao đúng cách sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho khớp, thúc đẩy các chất dinh dưỡng, các chất nhờn lưu thông làm cho các khớp trở nên linh hoạt, hạn chế tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn. Vận động cũng sẽ làm giảm ma sát ở hai đầu khớp, giúp bảo vệ sụn khớp và giảm đau cho người bệnh.
Thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì phù hợp?
Vận động rất tốt cho người bị bệnh khớp. Vậy người bị thoái hóa khớp nên chơi môn thể thao gì? Theo các chuyên gia y học thể thao, những người bị thoái hóa khớp nên chọn những môn không tạo sức nặng đè lên khớp, ví dụ như bơi lội, xà đơn/kép, đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh… Đây là cách để giúp người bệnh gần gũi thiên nhiên, hòa mình với môi trường bên ngoài, từ đó giúp tinh thần của họ phấn chấn hơn. Tinh thần cũng là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho những người bị bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp thêm lạc quan và dễ vượt qua những trở ngại của bệnh tật mà họ gặp phải.
1. Đi bộ – Môn thể thao phổ biến cho người thoái hóa khớp
Đây là môn thể thao được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân thoái hóa khớp, nhất là bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Các động tác đơn giản, nhẹ nhàng, dễ thực hiện và không yêu cầu nhiều kỹ thuật sẽ là lựa chọn cho số đông.
Thời gian đi bộ không nên quá 40 phút cho mỗi lần, nên đi bộ khi cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Để tăng hiệu quả điều trị, trước khi đi bộ, người bệnh cần làm nóng khớp gối trong khoảng 5 – 10 phút bằng cách gập duỗi gối, tập căng cơ cẳng chân. Sau mỗi lần tập nên xoa gối, vận động nhẹ nhàng trước khi ngồi nghỉ. Điều này giúp các khớp được thư giãn sau khi tập. Người bệnh cũng nên lưu ý là nếu trong lúc đi bộ xuất hiện các cơn đau khớp gối nhiều thì nên tạm ngừng đi, không nên gắng sức đi tiếp để tránh khớp bị tổn thương.
Đi bộ không chỉ giúp khớp vận động linh hoạt mà còn giúp người bệnh giảm cân, từ đó giúp giảm áp lực lên khớp gối.
Xem thêm chi tiết: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ
2. Bơi lội – Môn thể thao rất tốt cho người bị thoái hóa khớp
Môn bơi lội được cho là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc người bị thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì?
Khi đi bơi, dưới tác động bởi lực đẩy của nước, trọng lượng của cơ thể được nâng đỡ, từ đó giảm sức nặng của cơ thể dồn lên các khớp. Đặc biệt đối với những người đang bị thừa cân, béo phì thì việc di chuyển dưới nước trở nên dễ dàng và giảm cảm giác đau nhức so với các môn thể thao trên cạn. Ngoài ra, sức ép của nước tạo nên một lực mát-xa tuyệt vời, giúp các khớp xương thoải mái, dễ chịu hơn.
Khi bơi lội, toàn bộ cơ thể được hoạt động, phối hợp nhịp nhàng, chân đạp, tay vươn, lưng xoay, căng cơ bụng, cân bằng trọng tâm, từ đó góp phần tăng tính đàn hồi của cột sống và xương khớp. Ngoài thoái hóa khớp thì bơi lội đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa cột sống hoặc các bệnh lý liên quan đến cột sống.
3. Yoga – Môn thể thao hiệu quả cho người bị thoái hóa khớp
Yoga là bộ môn giúp tăng cường sự dẻo dai cho người tập, phù hợp với nhiều nhóm tuổi. Với người bị thoái hóa khớp gối thì yoga có tác dụng căng giãn cơ bắp và dây chằng xung quanh gối, cơ tứ đầu đùi, bắp chân, giúp cho các bộ phận này dẻo dai và khỏe mạnh, từ đó khớp gối sẽ được bảo vệ và nâng đỡ tốt hơn, hạn chế tổn thương do thoái hóa khớp gây ra.
Các động tác yoga thường nhẹ nhàng, uyển chuyển, có tác dụng tốt trong việc xoa dịu các cơn đau, đặc biệt trong giai đoạn cấp của đau khớp. Ngoài ra, yoga còn chú trọng điều hòa hơi thở, giúp lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần của người tập.
Tuy nhiên khi tập yoga, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cho mình các bài tập phù hợp, tránh tăng thêm áp lực cho khớp. Cần ngừng ngay nếu xuất hiện cơn đau khi đang tập.
4. Đạp xe – môn thể thao cho người bị thoái hóa khớp hòa mình vào thiên nhiên
Đi xe đạp cũng được xem là môn thể thao cho người bị thoái hóa khớp gối. Đặc trưng của môn đi xe đạp là chân và khớp gối người bệnh vẫn có thể hoạt động nhịp nhàng nhưng lại không chịu áp lực nhiều từ khối lượng cơ thể do đã có yên xe nâng đỡ.
Đi xe đạp đều đặn mỗi ngày, trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp cho khớp của chúng ta được vận động, kích thích trao đổi chất và bôi trơn ở khớp, dần dần các phần sụn bị thoái hóa có thể phục hồi.
Điều cần lưu ý là người bị thoái hóa khớp không nên đạp xe vào những lúc chân đang bị đau, sưng tấy, khi đạp xe nhớ đạp vừa phải nhẹ nhàng, không nên đạp quá lâu hoặc ở những đoạn đường quá gồ ghề.
5. Tập dưỡng sinh – Câu trả lời cho câu thoái hóa khớp gối nên tập gì?
Với những trường hợp đã lớn tuổi, ngại các môn như bơi, yoga và vẫn còn lăn tăn câu hỏi bị thoái hóa khớp có nên tập thể thao hay không thì tập dưỡng sinh sẽ là cách giải quyết hoàn hảo nhất.
Tập dưỡng sinh đặc biệt tốt cho người già bởi các động tác được thực hiện một cách chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, dồn suy nghĩ và hơi thở đi theo từng động tác của tay chân. Khớp gối do đó cũng được vận động nhằm hạn chế tình trạng cứng khớp và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, người tập cần có sự hướng dẫn từ các huấn luận viên chuyên nghiệp. Để tập luyện mang lại hiệu quả tốt nhất đối với khớp gối, cần phải tập đúng, kiên trì, thường xuyên tập luyện và phải tập trung khi tập.
Những môn thể thao người bị thoái hóa khớp nên tránh
Bên cạnh băn khoăn người bị bệnh thoái hóa khớp nên chơi môn thể thao gì thì nhiều người cũng muốn biết các môn thể thao cần tránh đối với tình trạng xương khớp không được khỏe của mình.
Đầu tiên, người bệnh nên tránh các tư thế (ngồi, đi, đứng) làm tăng áp lực cho khớp gối cũng như hạn chế việc chạy nhảy, vận động quá sức. Các môn thể thao không dành cho người bị bệnh lý về khớp là những môn vận động nhiều và mạnh, gây nhiều áp lực lên khớp gối, gồm có tennis, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, cử tạ…
Một số lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi chơi thể thao
Không chỉ là vấn đề người bị thoái hóa khớp gối nên chơi môn thể thao gì mà “chơi như thế nào” cũng rất quan trọng. Sau đây là một số lời khuyên dành cho người bị bệnh lý xương khớp trong quá trình chơi thể thao.
1. Khởi động, làm nóng cơ thể
Khởi động luôn là một phần bắt buộc trong việc tập luyện và chơi thể thao, ngay cả những người hoàn toàn khỏe mạnh. Khởi động sẽ làm ấm cơ thể, làm ấm các khớp trước, tránh tình trạng xương khớp đang ở trạng thái nghỉ ngơi lại bị tác động lực quá nhanh dễ gây tổn thương cho khớp, gân và dây chằng.
Trước khi tập thể thao, người bị khớp gối nên dành khoảng 5 phút để thực hiện một số động tác như duỗi, gập gối kèm theo một vài động tác vươn vai, cúi người để làm nóng toàn thân.
2. Thời gian vận động phù hợp
Dù là đi bộ, bơi hay đi xe đạp thì người bệnh nên tập trong khoảng thời gian sao cho phù hợp với bệnh lý và thể trạng sức khỏe của mình. Lúc nào người khỏe, tâm trạng tốt, thời tiết phù hợp thì có thể tập đến 1 giờ, ngược lại thì có thể tập khoảng 30 phút là đủ. Quan trọng nhất là nên duy trì đều đặn mỗi ngày để duy trì kết quả tập luyện (trừ những lúc xương khớp đang bị đau).
3. Thực hiện đúng kỹ thuật, tránh chấn thương
Nếu tập luyện không đúng kỹ thuật sẽ có hại nhiều hơn là lợi, đặc biệt với những người bị thoái hóa khớp, xương khớp vốn rất dễ bị tổn thương.
Với những người bị thoái hóa khớp, trước khi tập luyện nên tìm hiểu các thông tin, các clip hướng dẫn sao cho tập đúng tư thế và đúng bài. Với những môn như yoga, tập dưỡng sinh thì nên có huấn luyện viên hướng dẫn để tập đúng kỹ thuật vì đây là những môn có sự kết hợp giữa hơi thở và các động tác và bản thân các động tác cũng cần sự chính xác để đạt được hiệu quả tối đa.
4. Bổ sung dưỡng chất cho khớp
Vậy là vấn đề người bị thoái hóa khớp có nên chơi thể thao không đã được giải quyết. Song song đó, để hỗ trợ cho việc tập thể dục thể thao, người bị bệnh lý xương khớp nên sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp hiệu quả.
Với việc vận động hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe xương khớp của bản thân và sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ xương khớp mỗi ngày, người bị thoái hóa khớp có thể hoàn toàn yên tâm là vẫn có thể tham gia các môn thể thao và duy trì một cuộc sống năng động.