Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không có thể nói là mối bận tâm của rất nhiều người bệnh. Bởi nhiều người cho rằng việc đi bộ hay chạy bộ sẽ gây áp lực lên khớp gối, khiến bệnh nặng hơn. Thực hư vấn đề này ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Mục nội dung
- 1 Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
- 2 Lợi ích của việc đi bộ đối với người thoái hóa khớp gối
- 3 Bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?
- 4 Kỹ thuật đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối
- 5 Một số lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi đi bộ
- 6 Khớp gối cần được chăm sóc từ bên trong
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Ở trạng thái bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.
Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, lâu ngày trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc, dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện triệu chứng đau, sưng tấy.
Đặc biệt, mỗi khi vận động, đi lại, các đầu xương cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn. Điều này đã dấy lên một mối e ngại rằng liệu thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Theo các chuyên gia, các cơn đau liên quan đến thoái hóa khớp gối thường rất khó chịu mỗi khi người bệnh cử động, đi lại. Nhưng không phải vì vậy mà cho rằng việc đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối là không nên.
“Lười” di chuyển khi bị thoái hóa khớp càng khiến khớp trở nên kém linh động, hạn chế lưu thông máu, co cứng nhiều bộ phận như cơ, gân, dây chằng làm bệnh tăng nặng hơn. Ngược lại, vận động nhẹ nhàng, đi bộ đúng cách có thể giúp giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp và cải thiện tính linh hoạt của khớp gối.
Lợi ích của việc đi bộ đối với người thoái hóa khớp gối
Đi bộ là hình thức vận động đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đi bộ đúng cách sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực sau:
Nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối đang chịu tổn thương: Sụn khớp không có mạch máu nuôi dưỡng nên các tế bào sụn nhận các dưỡng chất cần thiết từ dịch khớp được tiết ra từ màng hoạt dịch.
Việc vận động thường xuyên có thể giúp tăng tiết dịch khớp, giúp sụn khớp nhận đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe cũng như chức năng vốn có, đồng thời giúp bảo vệ khớp gối đang chịu tổn thương.
Giảm đau: Đi bộ có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức, tránh được tình trạng co cứng, cải thiện khả năng vận động và tăng tính linh hoạt của khớp gối.
Duy trì cân nặng an toàn, giảm áp lực lên khớp gối: Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Cân nặng càng cao áp lực khớp gối phải chịu càng lớn. Đi bộ giúp đốt cháy calo, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, từ đó có thể giảm được áp lực mà khớp gối đang phải gánh chịu.
Ngoài ra, đi bộ còn giúp tăng cường sức mạnh các cơ bắp xung quanh khớp, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, giảm thiểu căng thẳng,… hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả hơn.
Bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?
Chạy bộ cũng là bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh thoái hóa khớp gối nặng cần tránh vận động quá sức, thực hiện những động tác mạnh gây nhiều áp lực lên khớp gối như chạy, nhảy tại chỗ, xoay gối,…Do đó, trước khi chạy bộ người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết được tình trạng bệnh của bản thân có phù hợp với bộ môn thể thao này không. Nếu có, bác sĩ sẽ tư vấn thời gian và cường độ tập hợp lý, không làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý.
Kỹ thuật đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối
Sau khi đã tìm được câu trả lời cho vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, điều bạn cần quan tâm tiếp theo đó là đi bộ sao cho đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng đến khớp gối trong quá trình luyện tập.
Khởi động trước khi tập luyện: Thực hiện các động tác khởi động 5 – 10 phút trước khi đi bộ sẽ giúp thư giãn cơ, làm nóng khớp gối, giúp bạn đi lại dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ chấn thương trong lúc hoạt động. Sau khi kết thúc tập luyện nên xoa gối, vận động nhẹ nhàng trước khi ngồi nghỉ để giúp các khớp được thư giãn.
Đi bộ đúng kỹ thuật: Khi đi bộ bạn nên chú ý sải bước vừa phải, đi chậm rãi. Nhìn thẳng về phía trước khi đi bộ, đồng thời giữ cằm song song với mặt đất. Toàn thân thư giãn, hai tay vung vẩy thoải mái. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân.
Cường độ tập luyện: Thời gian đi bộ không nên quá 60 phút mỗi ngày, nên đi khi cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Khi mới bắt đầu tập luyện có thể chia nhỏ thời gian đi bộ, mỗi lần đi khoảng 5 – 10 phút và nghỉ ngơi tại chỗ ở mỗi đoạn đường. Sau khi đã quen với việc tập luyện, cố gắng đi lâu hơn và xa hơn so với lộ trình ban đầu.
Một số lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi đi bộ
- Mặc quần áo thoải mái, đi giày thể thao vừa chân để vận động dễ dàng hơn.
- Nhịp tim trong lúc tập luyện nên dao động 50 – 70% nhịp tim tối đa (Giá trị của nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi của người tập luyện)
- Khi mới bắt đầu đi bộ, nên chọn những tuyến đường bằng phẳng, không gồ ghề, ít xe cộ qua lại như vỉa hè, công viên để tập luyện.
- Trong lúc đi bộ nếu thấy xuất hiện các cơn đau khớp gối nhiều thì nên tạm ngừng, không nên gắng sức đi tiếp để tránh khớp bị tổn thương.
- Thời gian đi bộ tốt nhất trong ngày là sáng sớm và buổi tối. Vận động vào buổi sáng giúp khởi động xương khớp, kích thích khả năng tập trung, đồng thời giúp thuyên giảm tần suất cũng như cường độ đau khớp gối trong ngày. Bên cạnh đó, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối có thể giúp hỗ trợ điều hòa cơ thể, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa cứng khớp vào sáng hôm sau.
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ được không?
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không có thể nói là mối bận tâm của rất nhiều người bệnh. Bởi nhiều người cho rằng việc đi bộ hay chạy bộ sẽ gây áp lực lên khớp gối, khiến bệnh nặng hơn. Thực hư vấn đề này ra sao, hãy cùng tìm … Xem thêm
Khớp gối cần được chăm sóc từ bên trong
Vậy là vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không đã được giải quyết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xương khớp, muốn khớp gối khỏe mạnh, bên cạnh việc đi bộ đúng cách, người bệnh cần chủ động động bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Tóm lại, đi bộ là hoạt động thiết yếu trong việc hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp gối nhưng để giảm đau khớp gối một cách an toàn, cải thiện vận động, mỗi người bệnh nên chủ động sử dụng thêm sản phẩm chăm sóc xương khớp từ bên trong, kết hợp kế hoạch đi bộ, chạy bộ phù hợp với thể trạng.