Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, vận động cá nhân, bệnh thường tiến triển nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm theo thời gian nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối (Knee Osteoarthritis) là hậu quả quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữ tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Thoái hóa ở gối đến từ nhiều yếu tố: tuổi tác, di truyền, chuyển hóa và chấn thương… Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới chiếm tỷ lện đến 80%. Thoái hóa khớp thường tăng theo độ tuổi. Ở độ tuổi dưới 26, chỉ khoảng 4,6% ở nam, 4,9% ở nữ. Đến độ tuổi 27- 45, tỉ lệ này lại tăng với 18,6% ở nam và 9,3% ở nữ . Đến độ tuổi 46 – 60 tỉ lệ mắc bệnh này tăng lên đến là 50%.
Giải phẫu khớp gối: cấu tạo và chức năng của khớp gối
Cấu tạo của khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày. Đầu gối được tạo hai đầu xương kể trên hay còn gọi là lồi cầu và mâm chày, dây chằng, sụn, gân, bánh chè…
- Sụn bao bọc hai đầu xương. Bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
- Các dây chằng “cột” lấy hai đầu xương để giữ chúng không “chệch” khỏi vị trí. Dây chằng trong và dây chằng ngoài sẽ bao lấy 2 bên đầu xương, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau ở trung tâm.
- Xương bánh chè nằm trong hệ thống gân duỗi gối và trượt trên mặt khớp.
- Ngoài ra còn có bao hoạt dịch khớp có vai trò làm trơn và nuôi dưỡng sụn khớp nằm ở mặt trong gối.
Tại sao khớp gối dễ bị đau và dễ bị thoái hóa nhất?
Bởi khớp gối vừa là cơ quan vận động nhiều nhất, vừa là nơi chịu áp lực mạnh nhất khi trọng lượng cơ thể tăng lên. Theo thời gian, nếu không được bảo vệ, sụn và xương dưới sụn bị bào mòn dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa đầu gối
Khi cơ thể bị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng sau:
Khớp gối bị teo ổ khớp, biến dạng: Đây là dấu hiện viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, lúc này sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cần có biện pháp ngay.
- Đau nhức: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian khi người bệnh di chuyển hoặc vận động. Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp gối.
- Cứng khớp: Triệu chứng tiếp theo mà người bệnh nhận thấy khi thức dậy là cứng cơ khớp đầu gối, người bệnh không thể cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.
- Sưng tấy, khó vận động: Bệnh thoái hóa còn có biệu hiện đầu gối bị sưng tấy, cứng cơ, khó co duỗi vì vậy vận động, đi lại khó khăn.
Nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp đầu gối thường do những nguyên nhân sau đây:
- Tuổi tác: Đây là thủ phạm phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.
- Cân nặng – công việc: Bên cạnh đó, cân nặng và công việc cũng là yếu tố làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Bởi khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể. Và đặc biệt thói quen sinh hoạt, lên xuống cầu thang nhiều, những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng cũng là nguyên nhân làm khớp rối thoái hóa nhanh hơn.
- Chấn thương: do va chạm, ngã… do tai nạn là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Di truyền: Với những người có gia đình mắc phải các bệnh lý về thoái hóa khớp thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn so với người bình thường.
- Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc các bệnh về khớp gối hơn so với nam giới như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối…Ngoài ra phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót cũng làm tăng áp lực lên các sụn khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh hơn.
- Ngoài ra, việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là các yếu tố gây thoái hóa khớp đầu gối nhanh hơn.
Theo Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh (BV Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) tình trạng thoái hóa không chỉ diễn ra ở sụn khớp mà còn diễn ra ở vị trí mà trước giờ ít được quan tâm, đó chính xương dưới sụn.
Xương dưới sụn là phần nằm ngay bên dưới sụn khớp, hỗ trợ sụn trong việc chống sốc, giảm áp lực để khớp vận động bình thường và cung cấp một phần dinh dưỡng cho sụn canxi nằm gần mặt xương dưới sụn, thúc đẩy sự chuyển hóa nơi sụn khớp.
Tuy nhiên, quá trình lão hóa và tác động cơ học trong vận động làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của xương dưới sụn. Khi khớp vận động nhiều, đặc biệt khi có thừa cân và béo phì sẽ dễ dẫn đến các vi chấn thương sụn khớp, làm vỡ ra các mảnh sụn khớp nhỏ. Khi các mảnh sụn khớp vỡ ra sẽ phóng thích vào hệ thống bạch mạch và tuần hoàn.
Lúc này, các tế bào miễn dịch sẽ nhận diện chúng là các kháng nguyên lạ nên sẽ sinh ra tự kháng kháng thể kháng sụn khớp cùng với các protein tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… theo tuần hoàn tới dịch khớp và tấn công toàn bộ sụn khớp, dẫn đến phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn. Cùng với đó là sự khởi phát quá trình viêm của khớp dẫn đến hẹp khe khớp và hình thành các gai xương gây đau khớp khi vận động.
Xương dưới sụn hư tổn khiến lớp sụn mất đi sự hỗ trợ chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng; đồng thời, khi thoái hóa, sụn bị nứt gãy, bong tróc cũng là yếu tố thúc đẩy xương dưới sụn hư tổn. Sự suy thoái, tác động qua lại giữa sụn và xương dưới sụn làm khớp thoái hóa nhanh hơn.
Phát hiện mới về nguyên nhân thoái hóa khớp này là đã mở ra hướng mới trong hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung.
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Khớp gối là một trong những khớp quan trọng nhất và quyết định đến khả năng vận động của cơ thể, do đó việc khớp gối bị thoái hóa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh:
- Đi lại, vận động khó khăn thậm chí mất khả năng vận động
- Gây biến dạng khớp
- Khô khớp, cứng khớp
- Tăng nguy cơ dính các chấn thương khớp gối
- Gây gai xương, vôi hóa sụn khớp…
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Một khi sụn đã bị mòn thì không thể tái tạo một cách tự nhiên được. Điều này có nghĩa là không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh khớp vì sự hao mòn khớp phát triển dần dần và không thể phục hồi.
Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh. Đảm bảo bạn tập thể dục đầy đủ và tránh các hoạt động có thể làm hỏng sụn của bạn hoặc gây căng thẳng quá mức cho khớp của bạn trong một thời gian dài.
Các phương pháp tự kiểm tra và chẩn đoán bệnh thoái hoá
Có đau khớp ở đầu gối khi đứng lên ngồi xuống?
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở người độ tuổi 35 – 40 tuổi trở đi. Khi đứng lên hoặc ngồi xuống, khớp thường kèm theo cảm giác đau nhức truyền đến. Ngồi lâu có thể bị cứng khớp, cử động khó khăn, đặc biệt là ở tư thế ngồi xổm.
Có đau khớp gối khi co duỗi chân?
Mỗi khi gối co duỗi phát ra tiếng kêu lụp cụp, đau nhức nhưng có thể không có dấu hiệu sưng hay tổn thương bên ngoài.
Có đau khi lên xuống cầu thang?
Khi bước chân lên cầu thang gối phải chịu áp lực lớn hơn bình thường. Điều này được lý giải như sau, ở tư thế thẳng đứng trên mặt đất, trọng lượng cơ thể sẽ phân đồng đều cho hai gối. Tuy nhiên, khi leo cầu thang hai chân phải luân phiên nhau chịu lực.
Với người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, khi lên xuống cầu thang chân chịu lực sẽ gặp phải cảm giác đau nhói, thốn từ đầu gối lan ra ống xương, bắp chân. Gối tê mỏi, không có sức lực, mất cảm giác. Ở những người thừa cân béo phì, khớp gối chịu áp lực lớn hơn thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, còn có thể tự kiểm tra bằng những triệu chứng khác như: khớp gối bị viêm nhiễm trở lên sưng đỏ, chạm vào có cảm giác đau nhức khó chịu.
Chẩn đoán bệnh
Để có thể kiểm tra chính xác, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán.
Tùy tình trạng và diễn tiến của bệnh để bác sĩ thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân, từ tình trạng của bệnh nhân để có chỉ định một số xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (chụp cộng hưởng từ). Với những trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ cho siêu âm khớp, có thể thăm dò để chít hút dịch.
Khi bệnh nhân có biệu hiện của thoái hóa khớp gối, thường được thực hiện một số phương pháp sau:
- Chụp X-quang: những hình ảnh chụp được từ X-quang cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện rõ ràng: Giai đoạn 1 xuất hiện gai xương nhỏ; Giai đoạn 2: thấy rõ gai xương khớp; Gai đoạn 3: khe khớp bị hẹp vừa; Giai đoạn 4: khe khớp bị hẹp nhiều và xương dưới sụn bị vỡ.
- Siêu âm khớp: Hình ảnh siêu âm sẽ cho biết tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải: tràng màng dịch khớp, màng dịch khớp đang ở tình trạng nào, những mảnh vụn thoái hóa khớp…
- Chụp MRI: Với phương pháp cộng hưởng từ sẽ cho bác sĩ thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.
- Nội soi khớp: là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ thoái của khớp gối và có cách điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Bệnh nhân mới bị thoái hoá khớp gối nên làm gì? Trả lời câu hỏi này, theo các chuyên gia, ở giai đoạn sớm người bệnh sẽ được ưu tiên khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng, vận động.
Giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trước hết người bệnh sẽ được yêu cầu giảm cân nếu cơ thể có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Thống kê cho thấy có 78% người bị thoái hóa khớp gối là người béo phì. Do đó điều đầu tiên cần làm chính là kiểm soát cân nặng.
Chế độ dinh dưỡng cũng hết sức quan trọng, một số loại thực phẩm sẽ được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ phục hồi cơ xương khớp, ngược lại người bệnh cũng được yêu cầu kiêng những chất có hại với khớp.
Người bệnh nên ăn các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…), các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chonroitin, đây là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn; ăn ngũ cốc, đậu nành, các loại trái cây giàu vitamin C… Tuy nhiên, đây chỉ mới là những bước cơ bản làm chậm thoái hóa khớp ở gối tiến triển nặng, để khắc phục bệnh cần có những biện pháp chuyên sâu hơn.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối làm giảm đau, chống viêm. Vật lý trị liệu có thể được áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác (thuốc).
Các kỹ thuật của vật lý trị liệu có thể kể đến hiện nay như sau: chiếu hồng ngoại, chườm nóng; luyện tập cơ, khớp, cố định khớp gối bị biến dạng, xoa bóp, co – gập, kéo căng, vận động khớp (đi bộ, bước lên cầu thang, đi xe đạp), kỹ thuật tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF)…
Người bệnh chỉ được áp dụng vật lý trị liệu khi không có các biểu hiện sưng đau, viêm,… đồng thời cần có sự theo dõi của người có chuyên môn, tránh trường hợp tự ý tập luyện, trong quá trình viêm đau, sai phương pháp,… dẫn đến tổn thương, biến dạng khớp.
Dùng thuốc Tây
Việc dùng thuốc Tây trong khắc phục thoái hóa khớp gối cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc khắc phục tình trạng này hiện nay chủ yếu hỗ trợ giảm đau, kháng viêm.
Những loại thuốc này có nhiều hình thức sử dụng tùy tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, phổ biến nhất là dùng qua đường uống, một số khác dùng bôi, dán tại chỗ vào vị trí đau hoặc được bác sĩ tiêm trực tiếp vào ổ khớp.
Nhiều người khi bị đau gối thường tự ý mua thuốc tại nhà thuốc mà không thông qua chỉ định của bác sĩ hoặc uống viên hoàn có chứa thuốc chống viêm mà không biết.
Liệu pháp Đông y
Phương pháp Đông y trị thoái hóa khớp thường là kết hợp châm cứu, bấm huyệt, điện phân,… với thuốc Đông y nhằm làm giảm các triệu chứng đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Hiện nay có rất nhiều cơ sở mượn danh y học cổ truyền, Đông y,… để hành nghề trái phép, hoạt động chui, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, không ít trường hợp khiến bệnh nhân tiền mất tật mang.
Mặt khác, nhiều sản phẩm Đông y dễ bị làm giả làm nhái hoặc không rõ nguồn gốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả tính mạng người dùng.
Nguy hiểm nhất là trộn thuốc tây y (loại chống viêm) vào thuốc hoàn tán gây tác dụng phụ có hại cho người bệnh. Do đó để đảm bảo an toàn người bệnh cần đến các cơ sở uy tín, đủ điều kiện và trình độ chuyên môn.
Phẫu thuật
Phương pháp Đông y trị thoái hóa khớp thường là kết hợp châm cứu, bấm huyệt, điện phân,… với thuốc Đông y nhằm làm giảm các triệu chứng đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Hiện nay có rất nhiều cơ sở mượn danh y học cổ truyền, Đông y,… để hành nghề trái phép, hoạt động chui, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, không ít trường hợp khiến bệnh nhân tiền mất tật mang.
Mặt khác, nhiều sản phẩm Đông y dễ bị làm giả làm nhái hoặc không rõ nguồn gốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả tính mạng người dùng. Nguy hiểm nhất là trộn thuốc tây y (loại chống viêm) vào thuốc hoàn tán gây tác dụng phụ có hại cho người bệnh. Do đó để đảm bảo an toàn người bệnh cần đến các cơ sở uy tín, đủ điều kiện và trình độ chuyên môn.
Liệu pháp tế bào gốc
Đây là một trong những phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối đang được áp dụng hiện nay. Tế bào gốc có thể được nuôi cấy từ mô mỡ tự thân của người bệnh hoặc được sản xuất hàng loạt dưới dạng thuốc tế bào gốc sau đó được tiêm vào khớp gối, tế bào gốc giúp hoạt hóa, đồng thời hỗ trợ các tế bào khác hoạt động. Dù được đánh giá là an toàn hơn so với phẫu thuật thay khớp gối, song liệu pháp tế bào gốc vẫn có những mặt hạn chế.
Mỗi lần tiêm tế bào gốc chỉ kéo dài được 3 – 4 năm, thời gian này rút ngắn khi người bệnh lớn tuổi. Theo cơ địa, có những trường hợp không đáp ứng với tế bào gốc được tiêm vào, sinh ra phản ứng. Chi phí cao và ít có cơ sở đủ chuyên môn, kỹ thuật để áp dụng cũng là một hạn chế khiến người bệnh ít có cơ hội tiếp cận.
Các loại thuốc trị thoái hóa khớp gối
Đau khớp gối ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Khi có dấu hiệu bệnh nên thăm khám sớm để hướng điều trị sớm. Tuy theo tình trạng bệnh, việc uống thuốc điều trị phải theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thoái hóa khớp gối sẽ sử dụng một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau
Tùy theo mức độ tình trạng bệnh, tác nhân gây bệnh là gì, bác sĩ sẽ cho uống loại thuốc giảm đau phù hợp cho tình trạng đau nặng hay đau nhẹ. Lưu ý, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các thuốc bổ trợ khớp gối mà không có ý kiến và chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng viêm
Là thuốc điều trị các triệu chứng tác dụng nhanh, bởi trong bệnh thoái hóa khớp gối thường có hiện tượng viêm màng hoạt dịch nên việc dùng nhóm thuốc này có thể khắc phục triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này cần phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng một số cây thuốc nam
Là thuốc điều trị các triệu chứng tác dụng nhanh, bởi trong bệnh thoái hóa khớp gối thường có hiện tượng viêm màng hoạt dịch nên việc dùng nhóm thuốc này có thể khắc phục triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này cần phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Theo Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh, nhiều bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp thường tự chẩn đoán và điều trị bệnh bằng thuốc giảm đau, các phương pháp truyền miệng, các loại thuốc gia truyền, lan truyền trên mạng mà không có kiểm chứng khoa học.
Vì thế, phần lớn không khỏi bệnh mà có thể gặp tác dụng phụ như đau dạ dày, trữ nước gây phù nề và bị biến chứng như cứng khớp, dính khớp, sụn khớp càng bị bào mòn nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu có được điều trị sớm và đúng cách, hiệu quả sẽ được phát huy tối đa.
Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối thường diễn ra âm thầm và người bệnh thường phát hiện khi bệnh đã có những diến biến nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như teo cơ, nhiễm trùng khớp, thậm chí có thể bại liệt suốt đời. Vì vậy, mọi người nên biết cách chủ động phòng ngừa là tốt nhất. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp.
Duy trì cân nặng vừa phải
Duy trì chỉ số cân nặng vừa phải để tránh những áp lực đè lên khớp gối. Y khoa dùng “Chỉ số khối cơ thể” (BMI) để ước tính cân nặng lý tưởng và được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2].(Trong đó: BMI đơn vị thường dùng là kg/m2. W là cân nặng (kg). H là chiều cao (m). Một người bình thường sẽ có chỉ số BMI dao động trong khoảng 18,5 – 24,9.Khi chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 25 – 29,9 tức là bạn đang bị thừa cân. chỉ số BMI từ 30 trở lên, cho thấy bạn đang bị béo phì.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Bởi nồng độ đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn. Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau: Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l).Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l). Sau bữa ăn: <140 mg/dl (7,8 mmol/l).
Tránh làm việc nặng
Tránh khuân vác quá 3 kg, làm các công việc nặng nhọc mà không có thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động hay chơi môn thể thao mạnh (bóng đá, bóng chuyền, leo núi…) gây tổn thương đến xương khớp tránh ngồi gập gối hay ngồi lâu một chỗ, nên thay đổi tư thế thường xuyên.
Ngăn ngừa chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối khiến sụn có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Vì vậy, khởi động đầy đủ trước khi tập thể dục và mang thiết bị bảo vệ như áo bảo vệ đầu gối giúp ngăn ngừa chấn thương đầu gối.
Nếu bạn bị chấn thương thể thao ở đầu gối, hãy tìm cách điều trị sớm và theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm khi có các vấn đề thoái hóa khớp gối.
Duy trì chế độ tập luyện
Duy trì luyện tập thể thao hàng ngày là phương pháp để phòng ngừa thoái hóa khớp gối hữu hiệu như: bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp… tập squat, những động tác yoga tốt cho khớp gối như kéo giãn dây chằng, tư thế thăng bằng, ổn định vùng cơ đầu gối… Với những bài tập nhẹ nhàng, nhưng duy trì đều đặn 30 phút/ngày, 5 lần/tuần không chỉ nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai hơn mà còn tăng cường sức mạnh cơ khớp gối.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, khoáng chất, không nên ăn nhiều chất béo, tránh rượu bia và các chất kích thích thần kinh sẽ làm co cứng cơ. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega -3 có trong các loại hạt, cá hồi, dầu cá… giúp cơ thể giảm viêm khớp. Sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C (120-200mg/ngày) như cà chua, cam chanh, các loại rau xanh… cũng góp phần bảo vệ xương khớp, đẩy lùi nguy cơ thoái hóa khớp.
Ngoài ra, để phòng ngừa thoái hóa khớp gối, mọi người cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sáng sớm tạo ra nguồn vitamin D (30 phút/ngày) cho cơ thể để ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp. Đặc biệt, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe xương và khớp định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bên cạnh những phương pháp trên, việc chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp từ sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị.
- Ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thoái hóa khớp từ gốc: Nhờ ngăn sản sinh các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp.
- Tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn: Kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền) như Collagen và Aggrecan.
- Giảm đau xương khớp hiệu quả: Chính là nhờ ngăn chặn không làm quá trình viêm tiến triển, giúp sụn khớp chuyển động trơn tru hơn.
- Tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe: Nhờ tăng cường chất lượng dịch khớp, kích thích tái tạo tế bào xương mới, tăng mật độ xương đáng kể.