Trang chủ » Cẩm nang trị bệnh » Bệnh xương khớp » Khớp xương gối kêu lạo xạo là bệnh gì?

Khớp xương gối kêu lạo xạo là bệnh gì?

Đôi khi bạn nghe những tiếng kêu phát ra từ khớp gối hay từ một khớp nào khác của bạn, có thể sau chấn thương, có thể tự nhiên khi đi lại và bạn cảm thấy thắc mắc, có thể hơi lo lắng một chút về khớp của mình.

Vậy thì, những tiếng động đó có ý nghĩa gì? Có phải chắc chắn đó là biểu hiện của một tình trạng tổn thương khớp gối nào đó không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về các vấn đề của khớp gối khi phát ra tiếng động.

Có nên lo lắng vì tiếng kêu ở đầu gối?

Tất cả mọi người đều biết đến tiếng kêu crắc được xuất hiện ở các ngón tay khi chúng ta kéo mạnh các khớp và thấy dễ chịu khi nghe tiếng kêu đó, không một chút lo lắng nào. Cũng làm như thế ở gối thì cũng có tiếng crắc, nhưng tiếng kêu ở đây lại rất khác. Đôi khi, nó làm bạn khó chịu và lo lắng.

Khớp xương gối kêu lạo xạo - hinh 01

Rất nhiều nguyên nhân có thể đem lại tiếng crắc ở khớp gối. Tiếng crắc là một tiếng kêu của một hiện tượng vật lý thông thường, gọi là hiện tượng “khoang”. Một hiện tượng vật lý đã được biết đến từ lâu thấy ở trong turbine của máy bơm, chân vịt của tàu thủy… Tương tự như vậy, khớp cũng là một khoang kín có chứa nhiều bọt khí nhỏ nằm trong dịch khớp, chúng là sản phẩm bình thường được tạo nên khi khớp vận động.

Nếu ổ khớp hình thành một vùng có áp lực cao, do sự vận động mạnh của khớp (ví dụ đá mạnh chân… ) thì các bọt khí nhỏ này sẽ thoát ra từ dịch khớp để cân bằng áp lực, sự phối hợp của các bọt khí cùng lúc thoát ra khỏi dịch khớp, thông thường tạo nên một tiếng kêu crắc. Bình thường điều này không đem lại hậu quả gì, tuy nhiên nó là không tốt nếu xảy ra với tần xuất dày đặc và có hệ thống, khi đó khớp gối báo hiệu một tổn thương nào đó cần phải được chẩn đoán và ngăn chăn kịp thời.

Khớp xương gối kêu lạo xạo - hinh 02

Tiếng kêu ở đầu gối có nguyên nhân vì sao?

Tiếng crắc có thể là biểu hiện của các nguyên nhân khác.

Tiếng crắc của sụn chêm chỉ được phát hiện trong khi thăm khám gối, cảm nhận thấy cái gì đó lục cục ở dưới tay, gây sự khó chịu ở bên trong khớp gối. Khi gối gấp hoàn toàn, phần sau của sụn chêm bị chạm vào xương đùi gây nên tiếng kêu.

Tiếng kêu crắc sụn chêm, thường xảy ra với thương tổn ở sụn chêm trong. Với người trẻ tuổi hay ở trẻ con, tiếng kêu crắc xuất hiện cùng cảm nhận sự trượt của gối, hiện tượng này có thể xuất hiện trở lại khi kéo dài gối ở tư thế duỗi hoàn toàn. Hiện tượng này được người Anh phát hiện và đặt tên là “Snapping knee” nó liên quan tới sự bất thường của sụn chêm ngoài. Nó là biểu hiện của một sự phát triển sớm, trong đó sự bất thường xảy ra với sụn chêm làm cho bờ nó dầy lên, khi lồi cầu trượt trên nó tạo nên tiếng kêu.

Đôi khi người ta dễ dàng phát hiện được tiếng crắc bằng cách đặt tay lên trên bánh chè và cho gấp duỗi gối, bánh chè cọ vào rãnh liên lồi cầu trước tạo nên tiếng kêu crắc nhỏ. Hiện tượng này thông thường không gây đau và không phải cải thiện gì. Có tiếng kêu khác như tiếng kêu lạch tạch, nó phát sinh khi khớp gối vận động. Nó nằm ở phía trước, dưới bánh chè và tiếng kêu của nó giống như nghiền miếng bánh mì nướng (biscotte). Nó chính là sự chà sát giữa hai lớp sụn khớp của mặt sau bánh chè và khe liên lồi cầu.

Chú ý: Nếu đầu gối liên tục phát ra tiếng kêu và kèm theo triệu đau cứng khớp, cần phải đi khám và chụp điện quang. Nếu có những tổn thương ở vị trí này bạn sẽ được chuyên gia chuyên khoa xương khớp cải thiện sớm và kịp thời, tránh những biến chứng nặng và muộn. Để lâu tình trạng sẽ nặng lên và có thể dẫn đến chứng đau nhức sụn khớp đầu gối.

Khớp xương gối kêu lạo xạo - hinh 03

Nếu bạn hoặc người thân thường xuyên gặp phải tình trạng khớp gối kêu răng rắc, lục khục mỗi khi co duỗi, đi lại, đứng lên, ngồi xuống kèm theo hiện tượng đau nhức khớp, giảm khả năng vận động cần cảnh giác với nguy cơ thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối làm cho mô sụn bị bào mòn, để lộ các đầu xương khiến cho đầu gối bị đau nhức khi di chuyển, cùng với sự suy giảm độ nhớt của dịch nhầy, không bôi trơn được ổ khớp nên đầu gối sẽ phát ra âm thanh lạ mỗi lần chuyển động.

Để khắc phục tình trạng này, cũng như phòng ngừa hiệu quả bệnh thoái hóa khớp gối, bạn nên chủ động chăm sóc xương khớp từ sớm bằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung các dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn, đồng thời cải thiện độ nhờn của dịch nhầy trong khớp gối.

Đánh giá Sản phẩm - Nội dung có hữu ích?

Nhấp vào ngôi sao để xếp hạng đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 5

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Pin It on Pinterest

Lên đầu trang